Đào hố có đường kính và độ sâu lớn hơn bầu
rễ khoảng 20cm, sử dụng đất mặt của hố đào trộn đều với 3kg/cây phân hữu cơ
(phân chuồng, phân xanh, phân rác, tro trấu, xơ dừa…).
Dùng đất đã trộn phân đổ vào lót hố dày
khoảng 20cm.
Xé bỏ giỏ và túi nilon bao bầu rễ cây, đặt
bầu rễ xuống hố đảm bảo mặt trên của bầu rễ bằng với mặt đất (không được sâu và
cũng không được cạn quá) rồi dùng đất đã trộn phân lấp hố trồng cây.
Trồng cây leo xong tưới đẫm nước.
Cây leo mới trồng trong 10 ngày đầu cần
phải tưới nước 2 lần/ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều.
2) Tưới nước:
Thường xuyên tưới nước cây leo 1 lần/ngày
vào buổi sáng hoặc buổi chiều (trời mưa không tưới), lượng nước tưới trung bình
khoảng 5lít/cây cho mỗi lần tưới.
3) Cắt tỉa:
Cây leo phải thường xuyên được cắt sửa tán
gọn gàng trên giàn hoặc hàng rào, thường định kỳ 1 tháng cắt tỉa 1 lần.
4) Nhổ cỏ dại:
Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc xung quanh
gốc cây, vì cỏ dại mọc nhiều sẽ hút hết dinh dưỡng nuôi cây.
5) Bón phân:
Định kỳ bón phân cho cây leo 4 lần/năm (3
tháng/lần), mỗi lần bón 40gram/cây phân vô cơ (phân tổng hợp, DAP, NPK, vi
sinh…).
Rải đều phân xung quanh gốc cây leo rồi
tưới đẫm nước.
6) Phòng trừ sâu bệnh:
Cây leo thường bị sâu rầy ăn lá và rệp bệnh,
khi bị sâu rầy và rệp bệnh nặng mới dùng thuốc vì thuốc sát trùng ít nhiều đều
độc hại đối với người và gia súc.
Sử dụng thuốc sát trùng để phòng trừ sâu
rầy và rệp bệnh gây hại cây leo, cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn trên bao
nhãn của mỗi sản phẩm.