1) Đại thụ hình: là cây cảnh biểu lộ vẻ hùng vĩ của một đại thụ
ngoài thiên nhiên. Cây có gốc to, thân thô kệch sần sùi u nần, rễ lộ
trên mặt đất, cành lá xanh tươi.
2) Mộc miên hình: là cây cảnh có cái khí thế của một cự thụ kình
thiên. Cây có thân chủ thẳng đứng vót nhỏ, vỏ cây nứt nẻ sần sùi, thân
cây có nhiều dấu vết sẹo u nần, cành nhánh đối nhau như chữ nôm hoặc
hình thể xe quạt gió, cành rũ, cành nâng cao, tầng bậc phân minh.
3) Song cán thức: là cây cảnh thể hiện hai ông cháu. Cây một gốc
có hai thân gồm một thân lớn cao và một thân nhỏ thấp, hai thân có thể
thẳng đứng thế trực hoặc một thẳng một nghiêng (hai thân không cách xa
nhau quá).
4) Nhất đầu đa cán thức: là cây cảnh có nhiều thân thường là số
lẻ tiện lợi cho việc bố cục tạo hình thể. Cây có một gốc mang nhiều thân
lớn nhỏ và cao thấp không đồng đều, thẳng nghiêng xen kẽ nhau, tán tụ
ngã ngớn. Gốc thân và cành lá được uốn sửa thăng bằng và cân xứng, nhưng
cành nhánh không nên cắt sửa cho đối xứng.
5) Phiêu tà thức: cây cảnh có thế xuy phong hoặc bạt phong là
toàn bộ gốc, rễ thân, cành đều phải nhất trí theo thế cây. Cây có gốc rễ
hơi lộ một bên và thân cây cũng nghiêng về một bên, ngọn cây mọc thẳng
lên trời nhưng các cành nhánh phải hơi cong và hướng về phía gốc để giữ
thế thăng bằng của cây ngoài thiên nhiên.
6) Ngọa bồn thức (Ngọa cán thức): là cây cảnh thể hiện giống như
một người đang ngồi duỗi hai chân và chân lại thẳng lên mà vẫn giữ thế
cân bằng. Cây có thân gần như nằm sát mặt chậu có tư thế giống như cây
bị ngã, cành nhánh ngọn và lá cây đều được uốn cong và hướng lên trời
theo phản ứng tự nhiên.
7) Bàn khúc thức: là cây cảnh có các cành nhánh được bố
trí, cắt xén có vẻ tự nhiên. Cây có thân uốn khúc như giao long chuyển
mình, các cành nhánh theo chiều vặn của thân.
8) Huyền nhai thức: là cây cảnh thòng ra ngoài thành chậu. Cây
có thân cong queo cành lá ló ra và thòng xuống thành chậu, cành nhánh
được phân bố đều khắp và thích đáng trên các bộ vị từ chỗ nghiêng thòng
đến ngọn của cây. Nếu cây thòng ra ngoài thành chậu có ngọn thấp hơn đáy
chậu thì gọi là thế toàn huyền nhai, nếu cây có ngọn mới thòng ra ngoài
thành chậu thì gọi là thế bán huyền nhai.
9) Tùng lâm thức: là chậu cây cảnh giống như rừng thông. Cây
được trồng năm hoặc bảy cây cùng loài trong cùng một chậu như đám rừng,
cây có dáng hình cao thấp to nhỏ không bằng nhau, tự nhiên không đối
xứng.
10) Phủ thạch thức: là cây cảnh có gốc rễ bám và chui vào kẽ đá
hút dinh dưỡng nuôi sống cây. Lấy một tảng đá núi làm chủ rồi mới trồng
cây vào kẽ nứt hoặc lỗ hổng của đá, có nhánh mọc xuyên qua các hang đá,
có nhánh như cúi xuống nhìn hòn đá, có nhánh từ hòn đá đâm thẳng lên
trời hoặc ngang hông hòn đá.
11) Thủy bồn thức: là chậu cây cảnh được sắp xếp để tạo thành
một phong cảnh có núi, có sông, có cây cỏ giống như một bức tranh, một
cảnh tượng. Đặt một ít đá vào một cái chậu đáy cạn và có ít nước, chọn
một số cây có dáng thế để trồng trên các tảng đá.
12) Phủ chi thức: là cây cảnh có thân thẳng, các cành nhánh đa
số đều gập xuống và buông lả.
13) Quá kiểu thức: là cây cảnh có dáng cong nghiêng, thân rễ như
chiếc cầu nối qua hai bờ nước.